Tưa miệng hay còn gọi là nấm miệng xuất hiện khá phổ biến từ trẻ nhỏ đến người lớn, tạo nên các mảng bám có màu trắng trên lưỡi gây bỏng rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy nguyên nhân và thói quen nào dẫn gây ra tưa miệng? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Tưa miệng là gì?

Tưa miệng là tình trạng xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi, gây đau rát, khó chịu khi ăn. Đặc biệt, tình trạng này gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh dẫn đến chán ăn, quấy khóc, hệ miễn dịch suy giảm, nếu không điều trị tận gốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ.

Tưa miệng là gì? (Nguồn: Internet)
Tưa miệng là gì? (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của tưa miệng

Ban đầu khi tưa miệng các vi khuẩn chưa xâm nhập mạnh nên sẽ không có triệu chứng gì, trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Sau một khoảng thời gian khi vi khuẩn đi sâu vào khoang miệng, bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như:

  • Rát lưỡi.
  • Chảy máu lợi hoặc lưỡi khi cọ xát với răng hoặc thức ăn.
  • Khoang miệng có dấu hiệu bị khô.
  • Đau lưỡi.
  • Mất vị giác.
  • Chán ăn.
  • Quấy khóc.
  • Sốt cao.

Nếu trẻ gặp tình trạng trên mà các mẹ chủ quan không để ý có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài cho trẻ như: Nấm phát triển ra toàn thân ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng của trẻ, bệnh viêm phế quản, viêm phổi, nhiệt miệng, biếng ăn,…

Triệu chứng của tưa miệng (Nguồn: Internet)
Triệu chứng của tưa miệng (Nguồn: Internet)

Thói quen gây ra tưa miệng ở trẻ

Nguyên nhân gây ra tình trạng tưa miệng đó là sự hình thành của nấm, nấm hình thành trong khoang miệng với số lượng không nhiều. Nếu trẻ có sức đề kháng tốt thì có thể kiểm soát được tình trạng nấm, không cho chúng phát triển mạnh.

Còn nếu trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém có thể là cơ hội cho nấm phát triển mạnh, nguyên nhân là do:

  • Các mẹ không vệ sinh sạch sẽ trước khi cho con bú, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Dùng kháng sinh dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ không sạch sẽ.
  • Trẻ hít phải mùi khói thuốc.

Trẻ bị tưa miệng phải làm sao?

Nếu trẻ mới có một vài dấu hiệu nghi là bị tưa miệng, các mẹ có thể mua thuốc rơ miệng tại các hiệu thuốc để vệ sinh khoang miệng cho trẻ đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra có thể sử dụng một số cách dân gian như dùng nước rau ngót xay, mật ong (trẻ trên 1 tuổi có thể dùng), nước muỗi loãng. Rơ miệng cho trẻ đều đặn hàng ngày 2 lần.

Trẻ bị tưa miệng phải làm sao? (Nguồn: Internet)
Trẻ bị tưa miệng phải làm sao? (Nguồn: Internet)

Còn nếu trong trường hợp trẻ bị quá nặng, có tình trạng quấy khóc, lười bú, các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.

Lưu ý, hạn chế tình trạng tiếp xúc trực tiếp với trẻ như hôn, thơm trẻ. Vệ sinh tay và dụng cụ rơ miệng cho trẻ sạch sẽ trước khi rơ, khi rơ miệng cần phải thật nhẹ nhàng, tránh làm đau trẻ, không chà xát. Làm động tác vệ sinh, rơ miệng cho trẻ trước khi ăn hoặc bú.

Biện pháp phòng tưa miệng cho trẻ

  • Vệ sinh miệng cho trẻ đều đặn mỗi ngày.
  • Các mẹ nên vệ sinh bình sữa hoặc núm vú trước khi cho trẻ bú.
  • Trong chế độ ăn uống nên hạn chế lượng nấm men và đường trong thức ăn của trẻ.
  • Quần áo, đồ chơi của trẻ nên được khử trùng bằng nước nóng để loại bỏ nấm.
  • Khăn tắm của trẻ nên sử dụng riêng, khi dùng xong cũng nên phơi ra nắng, không nên treo trong nhà tắm tránh tình trạng nấm mốc kí sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ.
  • Nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng để tăng hệ miễn dịch.
  • Hạn chế dùng thuốc kháng sinh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Không dùng chung núm vú hoặc các đồ vật liên quan đến khoang miệng của trẻ.
  • Bổ sung vitamin cho trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Khi trẻ có bất kì biểu hiện của tưa miệng nên đi khám bác sĩ để tránh tình trạng nặng hơn.

Kết luận

Tưa miệng là tình trạng nấm xuất hiện ở khoang miệng trẻ hoặc do tác động từ bên ngoài như núm vú không được vệ sinh sạch sẽ, cũng có thể lây từ mẹ sang con qua tuyến sữa. Chính vì vậy, các mẹ cần đề phòng và kiểm tra, vệ sinh khoang miệng của trẻ thật sạch sẽ để hạn chế tình trạng xuất hiện tưa miệng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo: Nhà thuốc Long Châu

Xem thêm

Bệnh viêm gan B có lây không? Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm gan B

Viêm gan B là bệnh nguy hiểm và có thể truyền nhiễm từ người sang người. Viêm gan B có thể ảnh hưởng rất nặng nề đến gan và huỷ hoại gan. Vậy lý do nào khiến bạn mắc phải căn bệnh này và làm thế nào để phòng ngừa viêm gan B? Cùng tìm hiểu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận